Recent in Technology

#

Kiến thức về bệnh sùi mào gà ở lưỡi cần biết

Sùi mào gà là bệnh lý lây lan rất nhanh, có ảnh hưởng đến việc ăn uống, sinh hoạt và tâm lý của người bệnh. Đây là nỗi ám ảnh rất lớn đối với những người bị mắc bệnh sùi mào gà. Vì vậy, các bạn cần trang bị Kiến thức về bệnh sùi mào gà ở lưỡi cần biết để kịp thời điều trị.

{tocify} $title = {Mục lục bài viết}

Sùi mào gà là bệnh gì?

Sùi mào gà là một trong những căn bệnh hay mắc, đối với những người có lối sống quan hệ tình dục không lành mạnh. Biểu hiện phổ biến của căn bệnh này là xuất hiện các nốt sần có màu hồng nhạt. Khi các nốt sần này lớn dần và bóng hơn vì bên trong có chứa dịch mủ. 

Sùi mào gà ở lưỡi là bệnh lý truyền nhiễm do một loại virus u nhú HPV ở người gây ra ở lưỡi. Loại virus này sẽ xuất hiện khi tiếp xúc trực tiếp với miệng của người mắc bệnh. Virus HPV sẽ di chuyển qua nước bọt của người nhiễm sang vết thương hở ở miệng, lưỡi hoặc cổ họng.

Vị trí xuất hiện bệnh sùi mào gà ở miệng

Sùi mào gà ở lưỡi có thể xuất hiện theo 3 kiểu dạng như sau:

  • Dạng sùi mào gà thông thường: Thường gặp ở trẻ em, dạng này có thể xuất hiện ở các vị trí như môi, lợi, và cả lưỡi. Bệnh sùi mào gà thông thường sẽ tự biến mất trong khoảng 2 năm.
  • U nhú dạng vảy ở lưỡi: Những nốt mụn này thường là các khối u lành tính. Dạng sùi mào gà này có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và thường gặp ở những người từ 30 - 50 tuổi.
  • Sùi mào gà ở lưỡi: Dạng này bị lây truyền qua con đường quan hệ tình dục bằng miệng. Nốt sùi có màu hồng hoặc màu trắng, có bề mặt giống quả súp lơ và xuất hiện tại các vị trí như lưỡi, môi, ở sàn miệng.

Vị trí xuất hiện bệnh sùi mào gà ở miệng

Các nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở lưỡi

Quan hệ tình dục bằng miệng

Người bình thường có thể sẽ mắc bệnh khi quan hệ tình dục bằng miệng với người đã bị sùi mào gà ở bộ phận sinh dục. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhiễm bệnh khi hôn môi trực tiếp với người mắc bệnh.

Con đường tiếp xúc gián tiếp

Điều này sẽ xảy ra khi tay chạm vào sùi mào gà rồi chạm lên miệng, điều này có thể sẽ phát triển sùi mào gà ở trên lưỡi. Ví dụ như: khi cắn móng tay thì bạn vô tình đưa virus HPV từ tay vào miệng. Nếu bị đứt tay hoặc có trầy xước thì sẽ tạo điều kiện cho virus HPV xâm nhập vào bên trong cơ thể. Sau đó, HPV sẽ theo máu tới lưỡi và gây ra tình trạng sùi mào gà ở lưỡi.

Ngoài ra, bệnh sùi mào gà còn gặp ở những người có hệ thống miễn dịch yếu, sức đề kháng kém. Tỉ lệ nam giới mắc bệnh sùi mào gà sẽ cao hơn ở nữ giới.

Hy vọng Phòng khám đa khoa Lê Lợi đã cung cấp cho bạn đọc Kiến thức về bệnh sùi mào gà ở lưỡi cần biết để có thể có biện pháp đề phòng và chữa trị bệnh hiệu quả. Nếu có thắc mắc cần hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi qua Fanpage để biết thêm thông tin chi tiết.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét

Ad Code

#